Bạn có biết rằng việc thiếu kiến thức trong cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sẽ để lại nhiều tác hại về sau, nhất là căn bệnh ung thư cũng 1 phần từ nguyên nhân này mà ra. Hôm nay Trung tâm sửa tủ lạnh quận 3 sẽ giúp bạn phân loại các loại thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh.
- Thủ thuật khắc phục các bệnh thường gặp ở tủ lạnh
- Đặt tivi trên tủ lạnh đúng hay sai?
- Phải làm sao khi tủ lạnh chạy bình thường nhưng không làm đá
1. Nước mắm
Theo nghiên cứu thì nước mắm không nên cho vào tủ lạnh, bởi nó gây mùi, để ngay trên bát, trên chảo. Trong điều kiện nhiệt độ thường, nước mắm có thể để lâu tới 3 năm mà không hề bị biến chất.
2. Cà phê
Tủ lạnh (và tủ đông đá) tạo ra sự ngưng tụ hơi nước, điều này ảnh hưởng đến hương vị của cả cà phê đã xay lẫn cà phê hạt. Cà phê sẽ ngon nhất khi được bảo quản trong một hộp kín để vào tủ đồ ăn.
Nếu bạn muốn khử mùi hôi khó chịu của tủ lạnh, hoặc xe ô tô thì nên để một chút cà phê vào trong. Nhưng nếu dự trữ cà phê để uống thì tuyệt đối không nên để trong tủ lạnh.
3. Bánh mì
Khi để trong tủ lạnh, bánh mì sẽ nhanh bị khô và cứng làm giảm đi độ ngon của chúng. Tuy nhiên, với loại bánh mì thái lát như sandwich thì bạn có thể để trong tủ đông nhưng nhớ phải bọc cho kỹ và chỉ sử dụng trong thời gian có hạn.
4. Hành tây, hành lá và hành củ khô
Cũng giống như cà chua, các loại hành sẽ bị mềm xốp hoặc có nấm mốc nếu để trong tủ lạnh quá lâu. Nếu hành tây đã được cắt và để trong tủ lạnh, các lớp hành sẽ bị rời ra và khô dù bạn đã gói bọc cẩn thận. Ngoài ra việc để hành trong tủ lạnh cũng làm mất mùi hương vị riêng của chúng.
Hành tây thích hợp để vào những túi lưới (hoặc những loại túi cho phép lưu thông với không khí bên ngoài) bảo quản trong phòng nhà bếp. Nhưng cần lưu ý nếu bạn để chung hành tây và khoai tây cả hai sẽ nhanh chóng bị thối rữa.
5. Khoai tây
Đây cũng là thực phẩm không nên trữ trong tủ lạnh. Vấn đề ở chỗ khi nhiệt độ từ 7 độ C trở xuống, tinh bột khoai tây được chuyển thành đường. Kết quả là trạng thái và hương vị của khoai tây sẽ thay đổi theo chiều hướng không tốt.
Vì vậy, bạn nên lưu trữ trong túi giấy. Ngoài ra, không nên để khoai tây trong túi ni-lông vì hơi ẩm tích tụ không thoát ra ngoài được sẽ khiến khoai bị thối rữa nhanh hơn.
Hầu hết các giống khoai tây đều tươi ngon trong khoảng 3 tuần.
Không bao giờ được để hành tây và khoai tây gần nhau, bởi vì khoai tây sinh ra độ ẩm và khí làm hành tây bị thối rữa.
6. Tương ớt
Chúng có thể sử dụng được tới 3 năm nếu bạn đặt chúng trong tủ đựng thức ăn.
7. Tỏi
Có thể bảo quản tốt tỏi trong vòng 2 tháng bằng túi, rổ… để dễ dàng thông hơi. Nếu cất giữ quá kín tỏi dễ bị thối, mốc.
8. Cà chua
Cà chua có thể bị biến sắc khi để trong tủ lạnh, vì vậy hãy để chúng vào một chiếc ngăn (không nên để bên trong túi nhựa). Để tăng tốc độ chín của cà chua hãy để trong túi giấy. Khi cà chua chín sẽ có thể để được trong vòng ba ngày.
9. Cá
Không nên bảo quản cá trong tủ lạnh quá lâu. Nhiệt độ của ngăn đá tủ lạnh gia đình là -15 độ C, nhưng các loại hải sản lại cần đến -30 độ C, do vậy nếu để quá lâu nước mô của cá sẽ biến mất, cá sẽ bị bở thịt, có mùi hôi, chất dinh dưỡng biến mất.
10. Các loại bí vào mùa đông
Có rất nhiều loại bí vào mùa đông như bí đỏ, bí xanh… sẽ bảo quản được khoảng 1 tháng hoặc lâu hơn trong nhà bếp thay vì cho vào tủ lạnh.
11. Mật ong
Mật ong nếu được bảo quản ở điều kiện bình thường có thể để rất lâu. Tuy nhiên nếu dự trữ trong tủ lạnh sẽ làm tăng tốc độ kết tinh của đường biến nước mật ong thành một thứ gần giống như bột, và rất khó để múc ra sử dụng.
12. Các loại rau thơm
Trừ khi được bọc chặt chẽ trong những chiếc túi hoặc đặt trong một chiếc bình kín, còn không đừng để các loại rau thơm trong tủ lạnh. Các loại rau này có thể hấp thụ mùi của các thực phẩm khác trong tủ lạnh và khiến chúng không còn mùi vị như lúc đầu.
Hơn nữa, chúng cũng bị héo nhanh nếu để trong tủ lạnh. Bảo quản và lưu trữ thực phẩm một cách khôn ngoan sẽ giúp các bà nội trợ vừa tiết kiệm chi phí và không quá lãng phí thực phẩm. Vì vậy, hãy cân nhắc khi để những thực phẩm này trong tủ lạnh.
13. Chà bông
Thịt dăm bông khi bảo quản trong tủ, chất béo và nước có trong dăm bông kết hợp với nhiệt độ thấp làm cho dăm bông nhanh hỏng hơn.
14. Chocolate
Để trong tủ lạnh thường có hơi nước trên bề mặt, không những mất đi hương thơm vốn có mà chính hơi ẩm tạo thuận lợi cho vi khuẩn sản sinh.
Muốn bảo quản sôcôla, tốt nhất nên cho vào túi hút chân không, rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Lúc nào muốn ăn mang ra, nhưng không bóc vội mà để đạt đến nhiệt độ thường mới ăn.
15. Dưa leo
Có rất nhiều thức ăn, thực phẩm cần được bảo quản, vậy những loại thực phẩm nào không nên bảo quản bằng tủ lạnh? Theo các chuyên gia một số thức ăn sẽ bị mất chất, thay đổi thuộc tính hoặc tệ hơn là chuyển sang độc tố khi bảo quản bằng tủ lạnh.
16. Cơm
Nếu để trong tủ lạnh sẽ làm cho tinh bột bị khô cứng khiến cho cơm không còn mùi vị, ăn vào rất khó tiêu hoá được.
17. Trái vải
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 9 độ C trong một ngày sẽ làm cho vỏ quả vải bị đen, vải sẽ bị biến chất.
18. Dưa hấu
Việc bảo quản dưa trong tủ lạnh sẽ làm mất đi chất chống oxy hóa – một chất rất có lợi cho sức khỏe và chống được nhiều bệnh tật.
19. Chuối
Nhiệt độ trong tủ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của chuối. Hơn nữa nếu bạn để chuối trong tủ lạnh, vỏ chuối sẽ chuyển sang màu đen hoặc nâu, trông rất khó coi, không còn đẹp mắt nữa. Nếu nhiệt độ lạnh quá cao, có thể khiến chuối bị mềm nhũn và ăn có vị hơi cay.
20. Bơ
Khi mua bơ ngoài hàng, bạn chọn những quả quả cứng và chắc, và cần một thời gian để bơ chín và đạt được hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, nếu bạn để ngay bơ vào trong tủ lạnh, sẽ làm ngăn cản quá trình chín của bơ. Thực tế bơ sẽ rắn lại và không có hương vị ngon, bùi như những quả để bên ngoài.
Hy vọng những chia sẽ từ Trung tâm sửa tủ lạnh quận 3 sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong cách bảo quản qthực phẩm nhé!